Chương trình đào tạo ngành Vật liệu và linh kiện nano
1. Yêu cầu về chất lượng luận án:
- Nội dung luận án cần thể hiện việc phát hiện và giải quyết những vấn đề mới, đóng góp mới cho khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực vật liệu và linh kiện nano. Trong thời gian học tập, NCS có công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó tối thiểu có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI.
2. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn
Kiến thức nhóm chuyên ngành
- Đọc hiểu và trình bày tốt các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành;
- Làm chủ và vận dụng thành thạo các khái niệm chung về vật liệu cấu trúc nano, công nghệ hóa học nano, từ học và vật liệu từ tính cấu trúc nano;
- Tổng hợp và vận dụng thành thạo các khái niệm chung liên quan đến kiến thức về các lĩnh vực cơ bản của Vật liệu và công nghệ nano như: vật liệu cấu trúc nano, công nghệ hóa học nano, từ học và vật liệu từ tính cấu trúc nano, vật liệu bán dẫn và vật liệu bán dẫn cấu trúc nano, vật liệu quang tử cáu trúc nano…
Kiến thức chuyên ngành
- Có kiến thức tiên tiến, chuyên sâu về vật liệu và linh kiện nano;
- Có tư duy hệ thống, sáng tạo và có kiến thức về tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực vật liệu và linh kiện nano;
- Vận dụng tốt các kiến thức về quản trị tổ chức để giải quyết các vấn đề mới trong lĩnh vực vật liệu và linh kiện nano;
Kiến thức học phần và chuyên đề tiến sĩ
- Có kiến thức về quản trị tổ chức;
- Vận dụng tốt phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật viết báo cáo khoa học;
- Nắm vững, có khả năng áp dụng và sáng tạo các kiến thức về vật liệu và linh kiện từ tính nano, vật liệu và linh kiện bán dẫn nano, linh kiện micro-nano, công nghệ chế tạo vật liệu nano…;
- Hiểu biết và áp dụng thành thạo các công nghệ mới trong nghiên cứu, phát triển lĩnh vực vật liệu và linh kiện nano.
3. Yêu cầu về năng lực nghiên cứu
- Có thể thu thập thông tin, nghiên cứu độc lập.
- Có khả năng trình bày báo cáo khoa học ở hội thảo trong nước, quốc tế.
- Có khả năng công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế trong lĩnh vực vật liệu và linh kiện nano.
4. Yêu cầu về kỹ năng
Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển; kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn; kỹ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo; kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển;
- Tham gia thảo luận trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực vật liệu và linh kiện nano; tham gia phổ biến các kết quả nghiên cứu.
Kỹ năng bổ trợ
- Có tư duy logic;
- Có tư duy phân tích, tổng hợp;
- Nắm bắt nhu cầu xã hội đối với kiến thức khoa học chuyên ngành;
- Có năng lực phân tích yêu cầu;
- Có năng lực thiết kế giải pháp;
- Có năng lực thực thi giải pháp;
- Có năng lực vận hành hệ thống;
- Có năng lực tiếp thu công nghệ;
- Biết hợp tác, có khả năng lãnh đạo đối với các thành viên khác trong nhóm.
5. Yêu cầu về phẩm chất
5.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Trung thực;
- Lễ độ;
- Khiêm tốn;
- Nhiệt tình với công việc.
5.2. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có trách nhiệm;
- Có ý thức phục vụ;
- Nhiệt tình tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
5.3. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Trung thực với khoa học, không đạo văn;
- Trung thành với tổ chức;
- Nhiệt tình và say mê công việc.
6. Mức tự chủ và trách nhiệm
- Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau;
- Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác;
- Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia, phản biện xã hội;
- Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp.
7. Vị trí làm việc của nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp
Nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công tác tại các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp, công ty trong nước và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến vật liệu mới, vi điện tử, y – sinh – dược, môi trường và năng lượng sạch.
- Nghiên cứu viên chủ chốt hoặc chủ nhiệm các đề tài, dự án nghiên cứu, phụ trách các nhóm nghiên cứu, tổ chức và triển khai nghiên cứu.
- Cán bộ kỹ thuật có trình độ cao trong các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước hoạt động trên các lĩnh vực liên quan đến vật liệu mới, vi điện tử, y – sinh – dược, môi trường và năng lượng sạch.
- Quản lý hoặc chuyên viên của các cơ sở sản xuất trong các hoạt động công nghệ liên quan tới vật liệu mới, vi điện tử, y – sinh – dược, môi trường và năng lượng sạch.
- Quản lý hoặc chuyên viên triển khai, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới.
- Cán bộ trong các cơ quan quản lý khoa học, xuất nhập khẩu thiết bị và các trung tâm, liên hiệp sản xuất công nghệ cao.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Vật liệu và linh kiện nano được thiết kế và vận hành nhằm đáp ứng tiêu chí NCS sau khi tốt nghiệp có khả năng tự xác định vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực vật liệu và linh kiện nano dựa trên sự hiểu biết và kiến thức trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, có khả năng phát triển khả năng lãnh đạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến;
- Sau khi tốt nghiệp, NCS có thể tiếp tục nghiên cứu sau Tiến sĩ để nâng cao trình độ nghiên cứu ở trong và ngoài nước, có khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn trong lĩnh vực liên quan một cách toàn diện.
9. Các chương trình, tài liệu của các cơ sở đào tạo tiến sĩ có uy tín của quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo.
- Chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ nano, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST, Nhật Bản).